Hằng kể, mẹ em mất sớm (năm 2010), sau đó ông bà cũng lần lượt ra đi. Bố em là Quách Văn Hải (SN 1978) một mình đi làm thuê kiếm tiền nuôi các con.
Bố của Hằng cũng không được khỏe mạnh, thường xuyên đau ốm. Vì phải lo cho con cái, anh Hải làm quần quật cả ngày cả đêm đến kiệt sức. Sau một thời gian lâm bệnh nằm ở nhà, không có tiền mua thuốc, chữa bệnh nên anh đã mất vào đầu tháng 4 vừa qua.
![]() |
Ngoài giờ lên lớp, Hằng tranh thủ đi mò cua, bắt ốc nuôi anh |
“Lúc bố chết, trong nhà chẳng có đủ tiền lo đám tang, được hàng xóm giúp đỡ, công việc của bố mới xong xuôi. Anh trai đang bệnh tật cũng không được ở nhà lo hậu sự cho bố vì sợ hơi lạnh, mọi người phải đưa anh đi tá túc bên nhà bác gái gần đó”, em Hằng kể lại trong nước mắt.
Theo phong tục của người Mường nơi đây, sau khi bố chết, cái giường đó cũng phải đốt bỏ đi. Nhưng do nhà quá nghèo, nếu bỏ cái giường đó đi thì hai anh em Hằng không có gì để nằm nên đành giữ lại.
![]() |
19 tuổi nhưng nhìn Chiến chỉ như một đứa bé |
Hằng đang học lớp 9, hàng ngày ngoài giờ lên lớp, em thường đi mò cua, bắt ốc, kiếm rau về nấu cơm cho anh ăn. Có những lúc trong nhà chẳng còn hạt gạo nào, may có hàng xóm thương tình đưa sang cho hai anh em nấu cơm.
“Nhà giờ còn mỗi hai anh em, anh thì bệnh tật, chắc thời gian tới em cũng xin nghỉ học ở nhà, ai thuê làm gì làm nấy kiếm tiền chăm sóc cho anh”, Hằng tâm sự.
Được biết, gia đình em Hằng thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã. Khi còn sống, để có tiền phẫu thuật cho đứa con trai, anh Hải đã phải vay mượn khắp nơi mới được số tiền hơn 10 triệu đồng.
![]() |
Ngôi nhà nơi hai anh em Hằng đang ở |
“Thằng Hải nó hiền lành lắm, nhưng trời không thương nên mang trong mình đầy bệnh tật. Ai cũng biết hoàn cảnh đáng thương của bố con nó, đất đai, ruộng vườn chẳng có, vay thì lấy gì trả nợ. Vì nó hiền lành nên mọi người vẫn cho vay”, bà Thông, người hàng xóm cho biết.
Theo em Hằng, ngoài số tiền 10 triệu đồng trên, hiện bố vẫn đang nợ ngân hàng chính sách 50 triệu đồng, giờ hai anh em con phải trả như thế nào.
Đại úy Lê Đức Trung, Trưởng công an xã Thượng Ninh, người đã từng nhiều lần đến thăm gia đình cho biết, trước đây, một đoàn thiện thiện nguyện đã từng đến trao quà, nhưng chỉ giúp đỡ được phần nào. Hoàn cảnh của hai cháu hiện tại vô cùng đáng thương, nếu không có sự hỗ trợ của mọi người, sợ các cháu không đủ sức chống đỡ với cuộc sống.
Hồ Như Hiển
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Em Quách Thị Hằng, thôn Khe Khoai, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá. SĐT 0335483193 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.116(em Quách Thị Hằng) |
3 giờ sáng, chị Lam gọi con trai Tấn Minh thức dậy để chuẩn bị bắt xe buýt lên TP.HCM chạy thận. Buổi chiều, chồng chị lại chở con trai cả đi Củ Chi cũng để chạy thận, đến tận nửa đêm mới trở về.
" alt=""/>Cha mẹ qua đời, em gái 15 tuổi mò cua, bắt ốc nuôi anh trai bệnh tậtChú Lâm Văn Trọn đã nói chuyện với bác sĩ nhiều lần, nhưng mỗi lần hỏi về hi vọng có thể cứu tính mạng con trai, chú đều nhận được cái lắc đầu bất lực.
![]() |
Người cha già cay đắng nhìn con trai duy nhất đổ bệnh nặng. |
Bác sĩ Hoàng Đình Tuy, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện Quận 2 cũ) chia sẻ với VietNamNet, Tài bị mắc phải căn bệnh ung thư đường mật rốn gan (khối u Klaskin). Khối u lớn chèn ép khiến mật ở phía trên gan không xuống được, gây vàng da, suy gan.
Bệnh của Tài không đáp ứng hóa trị hay xạ trị. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất. 5 tháng trước, Tài từng trải qua một đợt phẫu thuật cắt bỏ lá gan bên trái, khoét rốn gan, nối ruột. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, khối u tái phát, tiếp tục xâm lấn vào trong gan làm hẹp miệng nối.
Các bác sĩ đang tìm mọi cách để tình trạng suy gan diễn tiến chậm lại, tuy nhiên thời gian còn lại của em cũng chỉ tính bằng tháng, bằng ngày.
Lâm Văn Tài sinh ra trong gia đình nghèo tại Sóc Trăng. Cũng vì vậy, từ nhỏ, Tài đã thương cha mẹ vất vả mưu sinh. Nhìn thấy cha vác từng tải mía, Tài chỉ ước thật mau lớn, đi làm kiếm tiền phụ giúp mọi người.
Năm đang học lớp 7, thấy cha mẹ quá vất vả, Tài xin nghỉ học, ngày ngày đi phụ bán bánh mì, bán vé số dạo. Dành dụm nhiều năm, cả gia đình mới cất được căn nhà bằng tôn nho nhỏ để khỏi lo nắng, lo mưa.
Khoảng 10 năm trước, mẹ của Tài bị nhồi máu cơ tim, sức khỏe quá yếu, phải nghỉ ở nhà. Thu nhập từ nghề bán bánh mì và vé số dạo lại bấp bênh, nhất là vào mùa mưa, ế khách. Năm 17 tuổi, Tài quyết định lên thành phố, theo người quen đi làm mướn. Sau đó là gần 10 năm tự bươn chải.
Đồng lương không cao nhưng tháng nào, Tài cũng cố dành dụm vài trăm nghìn gửi về nhà. Em hy vọng tích cóp đủ tiền mở một cái xưởng sửa xe nho nhỏ thì sẽ về quê để ở gần cha mẹ. Thế nhưng, cánh cửa tương lai của em bất chợt vô vọng ở tuổi 26.
![]() |
![]() |
Tính mạng của Tài chỉ còn được tính bằng tháng. Chú Trọn chỉ mong sao những ngày cuối đời, đứa con hiếu thảo bớt bị bệnh tật hành hạ. |
Tài nghẹn giọng: “Cha mẹ em cũng đã 60 tuổi rồi, mẹ lại bệnh tật như vậy. Nếu không may em đi rồi, cha mẹ làm sao vượt qua được chị ơi!”.
Nghe con trai thỏ thẻ mà chú Trọn đau lòng, lặng lẽ gạt nước mắt. Mẹ của Tài khi nghe tin con trai mắc bệnh nan y đã ngất lên ngất xuống, giờ như người mất hồn.
Gần nửa năm kể từ ngày Tài phát hiện bệnh, chú Trọn nghỉ làm để chăm sóc. Số tiền dành dụm đã hết từ lâu, mà tiền vay mượn cũng đã 30-40 triệu. Giờ đây Tài gần như sống phụ thuộc vào bệnh viện, vào thuốc, nhưng người cha nghèo chấp nhận.
“Còn nước thì còn tát mà cô, chứ đưa về để nó đau đớn đến chết thì chúng tôi sao chịu nổi. Nó còn sống được bao nhiêu đâu mà!”, nói rồi nước mắt chú giàn giụa.
Chỉ mong sao có những tấm lòng thơm thảo giúp cho chàng trai hiếu thảo bớt đau đớn những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:TIN BÀI KHÁC
Để con 15 tháng cho chồng, vợ bỏ về nhà mẹ đẻ sống" alt=""/>Pháp luật quy định về cơ sở nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi như thế nào?